Nếu mỗi buổi sáng bạn đã vật lộn để dung nạp loạt tin tức về Covid-19 nhất là ở Ấn Độ, thì đây là những vốn liếng đã được chuyển hóa từ A-Z mà AIESEC kì công bày soạn chỉ chờ những tâm hồn mệt nhoài, như bạn, “điểm tâm”.
Khi bạn đang đọc bài viết này, Ấn Độ có thêm 392,488 ca COVID-19 trong ngày, tiếp tục lập kỷ lục với 3,689 người chết (tính đến 02/05/2021, theo Reuters). Các bệnh viện, nhà xác và lò hỏa táng của Ấn Độ đã quá tải vì nước này đã báo cáo hơn 300.000 ca mỗi ngày trong hơn 10 ngày liên tiếp. Nhiều gia đình đã bị bỏ mặc để tranh giành thuốc men và oxi.

Vì thế chúng tôi mong bạn luôn nghiêm túc tuân thủ khuyến cáo phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc 5K từ Bộ Y tế.
Nguyên liệu 1: Cho tâm hồn được ăn: Thích ứng trong lúc bối cảnh “không chắc chắn”
Ấn Độ vừa qua đã thích ứng khá nhanh với tình hình dịch lúc dịu đi bằng cách tổ chức các cuộc mít tinh quy mô lớn và cho phép hàng triệu người tham gia các lễ hội tôn giáo của người Hindu, ngay trong lúc vẫn nỗ lực để đạt đến miễn dịch cộng đồng. Rồi mọi thứ vỡ trận. [1]
Thất bại trong mục tiêu “miễn dịch cộng đồng” đó, Covid-19 và câu chuyện sống chung với lũ đặt ra một vấn đề lớn: Thích ứng không chỉ là hành động nhất thời để điều chỉnh theo tình huống, mà còn là tính toán điều chỉnh thế nào để đảm bảo thành công.
Ở Việt Nam, biểu hiện của “thích ứng” bao trùm việc vẽ ra kịch bản khi có 30.000 người mắc COVID-19 và chuẩn bị mọi viễn cảnh có thể xảy ra.

Cho tâm hồn được ăn: Thích ứng trong lúc bối cảnh “không chắc chắn
Nguyên liệu 2: ‘Take for granted’ - cụm từ khó dịch, nhưng đừng quên nó đi
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta bận tâm hơn với những thứ khiến mình phấn khởi: khi nhận lấy tách cà phê mịn mượt và đăng nó lên Story để chia sẻ sở thích cá nhân, hay tranh thủ đọc và trả lời bình luận của bạn bè trên Facebook.
Nhưng cuộc sống thì toàn cảnh hơn, và có thể bạn không để ý người giao hàng đã mỉm cười với bạn trước khi bạn ra khỏi quán. Hoặc bố mẹ bạn đã chờ đợi một cái ôm hay lời chào trước khi bạn lao ra khỏi cửa và trở lại trường học sau dịp nghỉ lễ. Hay thậm chí là việc bạn đang thở không cần khẩu trang và có thể nhìn thấy mặt trời chiếu sáng ngày hôm đó, vì ở Ấn Độ vẫn có người Việt hơn một năm ‘chưa thấy ánh mặt trời’ chỉ “cắm chốt” trong nhà.

Nguyên liệu 3: Vấn đề sẽ khác đi nếu bạn thay đổi cách suy nghĩ, chứ không phải tự nó thay đổi
“Life will throw you a curveball”. Trong bóng chày, ‘a curveball’ là tình huống quả bóng được ném xoáy, để khi đến gần người đánh bóng thì nó bất ngờ chạy theo một đường vòng và tránh xa người đánh bóng khiến họ phải bối rối vì tình huống khó đỡ.
Cuộc sống là thế. Khi bạn không thể thay đổi hoàn cảnh của mình, hãy thay đổi quan điểm của bạn. Điều này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng đại dịch đã cho chúng ta thấy điều đó thực sự đúng.
Nhiều trường đại học ở Việt Nam bây giờ bắt đầu triển khai việc học online, và nhiều người trong chúng ta có thể phàn nàn về học online không hiệu quả. Tôi cũng từng thế, nhưng cũng nhờ vậy mà đã phát hiện ra dùng Padlet - một công cụ “bức tường ảo” cho phép gắn sticky note được dùng lúc học online cũng hiệu quả không kém việc brainstorm ý tưởng theo nhóm như truyền thống.

Nguyên liệu 4: Trong một thế giới đầy rẫy sự thù địch, hãy tử tế
Trong thời điểm nhiều sự tranh cãi rằng Chính phủ và người dân Ấn Độ bị công kích vì “mắc lỗi” như thế nào, và phẫn nộ sự giúp đỡ từ Mỹ và các nước có quá ít và quá muộn hay không, điều đơn giản chúng ta có thể làm lúc này là quan tâm những thứ người xung quanh đang bị ảnh hưởng.
Để quan tâm những người dân đều ở các nước đang vật lộn có thể khá xa xôi, nhưng nhìn lại người thân, bạn bè của mình, có thể bạn không biết vẫn có người chưa vượt qua được những điều họ đánh mất và bỏ lỡ vì dịch. Mất việc, mất cơ hội, bỏ lỡ một
Chính trong những khoảnh khắc này, mọi người cần sự đồng cảm và tử tế. Có một hệ thống hỗ trợ và quan niệm đơn giản về việc chăm sóc lẫn nhau có ảnh hưởng to lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nếu bạn thực hiện bước đó và tiếp cận với người mà bạn cho là đang làm tốt, bạn có thể ngạc nhiên khi nghe những gì họ nói.
Nguyên liệu 5: Đừng bỏ qua sự bất bình đẳng nữa
Sinh ra ở nơi nào đã không là một lựa chọn, dù là quốc gia, hay thậm chí là nhà của bạn.
Mọi người mất nhà cửa, mất việc làm, phải đánh đổi nguồn tiền dự trữ của gia đình (hay thậm chí không còn mà phải đi vay) không chỉ là chuyện xa đến mức ở Ấn Độ mà có thể ngay cả những người bạn cùng lớp của bạn, gia đình của họ cũng đang gặp nhiều vấn đề như thế. Có những nơi người dân còn không biết đọc để hiểu lấy một thông tin cảnh báo về Covid-19 trên mạng xã hội (theo UNESCO).

Rất nhiều vấn đề mà thế giới phải đối mặt đã được đưa ra ánh sáng trong khoảng thời gian này. Những bất bình đẳng luôn tồn tại như thế, không dễ để đem ra thảo luận.
Liệu bạn có quên để ý sự bất bình đẳng xung quanh khi nó diễn ra ngay xung quanh bạn, nhất là trong tình hình dịch vì không phải ai trong chúng ta cũng là kẻ may mắn?
Tạm kết
Hy vọng 5 món điểm tâm được gợi ý ở trên có thể tạo được năng lượng tích cực cho bạn để giúp chúng ta cùng nhau vượt qua đại dịch này và sống một cuộc sống có ý nghĩa, không phải nuối tiếc về điều gì bạn nhé!
➤ Để đọc và nhận thêm nhiều thông tin hơn về AIESEC cũng như các chương trình của AIESEC, hãy đăng ký tại đây: tinyurl.com/donghanhcungAIESEC
Thế Anh
Tham khảo bài gốc ‘5 Lessons Young People Learned During the Pandemic’ của Farah Abu Hmaidan (AIESEC in Jordan)
Nguồn ảnh: Unsplash.com
[1] https://vnexpress.net/an-do-tra-gia-vi-niem-tin-mien-dich-cong-dong-4269159.html