Chuyện AIESEC
April 12, 2024

“Bóc tag” nghề bảo hiểm: Chuyện “sắm” nghề (Phần 2)

The Anh, Duy Nguyen

Tiếp nối cho phần 1 của câu chuyện "Phần trăm sự thật trong định kiến nghề". Đến với phần 2, hơn cả chọn nghề, “sắm” nghề là khi bạn phải đánh đổi để có được một chân trong nghề. Sau tất cả, với nghề bảo hiểm, liệu người trong cuộc có hời?

Duy Nguyễn, Thế Anh - 15:00 14/09/21.

Các bạn có thể xem lại ở đây.

nghề bảo hiểm và sự thật
"Bóc tag" nghề bảo hiểm (Phần 2)

Các nhân vật phỏng vấn (trong ảnh từ trái sang):

  • Chị Nguyễn Hoàng Anh - Head of Organization Development & Talent Management - AIA Việt Nam
  • Anh Lâm Vũ Thắng - Head of Premier Advisory (Nest & Exchange South) - AIA Việt Nam
  • Anh Phạm Chí Linh - Head of Bancassurance - Prudential Việt Nam
  • Chị Nguyễn Thu Giang - Head of Strategic Business HR - Prudential Việt Nam
Talkshow "Make it right" - Chuyện nghề bảo hiểm
"Make It Right" được tổ chức vào 31/08/21 vừa qua bởi AIESEC in Vietnam, và đồng hành bởi Prudential Việt Nam và AIA Việt Nam.

#WANT: Quan trọng là biết mình thích gì

Chị Giang từ Prudential Việt Nam chia sẻ: Quan trọng là tụi em biết mình thích gì, muốn làm gì mà không cần quá hoang mang với đam mê của em thì em có bị thiếu kiến thức, kinh nghiệm. Bù lại, với một fresher, anh chị quan tâm hơn về tư duy của em, hay là những giá trị cốt lõi của em có phù hợp với tổ chức hay không. Với Prudential, anh chị có những chương trình cho các bạn từ năm 3, năm 4 tham gia thực tập có trả lương, hay là những chương trình Management Trainee,...

nghề bảo hiểm chuyện sắm nghề
“Quan trọng là tụi em biết mình thích gì, muốn làm gì mà không cần quá hoang mang với đam mê của em.” - Chị Phạm Thu Giang, Prudential Việt Nam

Theo quan điểm từ chị Hoàng Anh - AIA Việt Nam, sinh viên ngày nay đủ giỏi, thừa thông minh, lục lọi xem có chỗ nào có internship thì em cứ apply, có MT thì cứ apply được không được thì thôi. Các em giỏi hơn thế hệ chị nhiều. Nên chị ở đây không dám chỉ các em cách lần mò vì tụi chị sẽ không giỏi hơn các em điều đó.

Nhưng chị vẫn có một chia sẻ là “Hãy tìm điểm mạnh của mình để bắt đầu là một fresher”.  “Thành thật mà nói, chị tốt nghiệp mảng Nghệ thuật nên background khác hẳn với nghề nhân sự”. “Rất nhiều người đa nghi dành cho chị, nói rằng mảng không liên quan làm sao mà nhảy sang được. Rồi cũng có người quăng cho chị những quả đáng nghi là cỡ của bạn thì làm sao học lên thạc sĩ được. Nhưng thật ra là là chị có học bổng tiến sĩ ngành kinh tế và nhân sự đó.”

“Vì thế quan trọng là em phải biết được điểm mạnh của mình. Không có một công ty nào mà người ta không muốn làm career path cho tụi em hết. Họ phải làm để họ giữ tụi em, và nếu tụi em giỏi. Vì thế mọi người sẽ lo hết cho em được “sáng”, nhưng chỉ khi người ta thấy được thế mạnh của em ra bên ngoài thôi nghen. Chứ giấu bên trong thì không có được.”

“Không có một công ty nào mà người ta không muốn làm career path cho tụi em hết. Họ phải làm để họ giữ tụi em, và nếu tụi em giỏi.” - Chị Nguyễn Hoàng Anh, AIA Việt Nam

#TESTING: Lên chiến dịch “thử nghiệm” bản thân

Câu chuyện của anh Thắng cũng rất thú vị. Bởi vì khi đi học, anh rất thích Risk Management. Nên khi về Việt Nam, đầu anh đầy ước mơ. Anh apply vào Risk Management của ngân hàng, rồi công ty chứng khoán,... vì đọc review của công ty này, công ty kia, và cũng muốn thấy mình ngầu ngầu nữa. “Nhưng việc apply lại khá chông chênh. Đời quật cho anh một cái là chẳng bên nào gọi anh đi phỏng vấn hết trơn. Đơn giản là bởi vì anh không có kinh nghiệm, cũng chẳng có quan hệ để gửi gắm được ai. Làm sao mà họ dám cho một đứa mới ra trường đi apply các vị trí đó.”

“Sau đó anh mới ngộ ra là mình thất nghiệp khoảng 1 tháng và cảm thấy mình thất bại kinh khủng.” Cái cảm giác đó rất tiêu cực, nên anh đã apply lại các công việc khác miễn được đi làm thôi chứ anh không có khe là gì nữa. Công việc đầu tiên của anh là Tax Advisor, chủ yếu là tính thuế thu nhập cho nhân viên và doanh nghiệp. Hằng ngày, anh không nói chuyện được với ai ngoài cái máy tính. “Anh nhận ra điều đó anh không chấp nhận được, anh phải nói chứ không anh làm anh chán chết”. Và thời điểm đó anh đưa ra một chiến lược cho bản thân “Cho mình hai năm được phép thử, được phép sai, và làm bất cứ thứ gì miễn đừng để anh ngồi một chỗ.”

Vì với anh mình đầu tư một thứ hơn là đầu tư dàn trải. Anh xác định luôn là sales, những việc đó không phải là ngẫu nhiên mà là hồi đó anh từng làm được, mọi người bắt đầu khen, sếp cũng từng bảo anh rằng anh có tiềm năng. Vì thế anh tin rằng cái gì mình làm tốt thì mình sẽ bắt đầu thích nó, và giúp mình phát triển xa hơn.

Tóm lại, nếu mình chưa biết mình thích gì gì, đang còn mơ hồ khi là sinh viên, thì hãy bỏ thời gian đã làm thử mọi việc mình có thể làm được nhưng phải là thử có mục đích. “Với anh, mục đích hai năm đầu không phải là tiền. Chắc chắn mình không thể đi cạnh tranh với cả những người nhiều kinh nghiệm được. Mình hãy bỏ 2 năm đầu ra để tìm cái mình thích, cái mình giỏi.” Sau khi xác định được rồi thì hãy tập trung, đừng bỏ cuộc.

“Anh đưa ra một chiến lược cho bản thân cho mình hai năm được phép thử, phép sai, và làm bất cứ thứ gì miễn để đừng để anh ngồi một chỗ.” - Anh Lâm Vũ Thắng, AIA Việt Nam

Một cách tình cờ, câu chuyện của anh Linh đến từ Prudential Việt Nam cũng là chuỗi bài học từ thất bại. Anh cũng gắn nghiệp sales nhờ có những người thầy tốt nên đã từng ở một tập đoàn tài chính đa quốc gia tận 9 năm. Cũng lúc đó, tập đoàn có chương trình International Manager để đào tạo ra những quản lí đi làm công việc xuyên quốc gia. Đó cũng là lúc chuỗi hành trình thử của anh bắt đầu, sau tập đoàn anh làm ở một ngân hàng khác trong một năm trước khi sang Prudential. Anh mới nhận ra đâu là khủng hoảng. Nhiều khi anh bước ra khỏi ngân hàng lúc 3h sáng, 7h sáng quay lại văn phòng làm việc.

Có hôm anh phải gọi cho sếp “Sếp ơi, sáng nay em giận là em hơi bị khó thở và tức ngực.”, rồi sau đó là các vấn đề đi theo về tiêu hóa, cột sống,... Nhìn lại, “đúng là thời gian đó làm nên anh”, anh khẳng định nếu không có 1 năm đó ở ngân hàng đó thì giờ anh không có ngày hôm nay ở Prudential. Anh Linh chia sẻ “Ở Prudential có một chương trình là Banca Strivers, dành cho các bạn vừa mới tốt nghiệp để có 2 năm trải nghiệm nhiều vị trí, với định hướng là trở thành thế hệ lãnh đạo kế tục của Prudential.” Kết lại, anh nghĩ có những cái mình không nên toan tính quá lâu mà cứ đi theo những cái mình thích, mình đam mê. Và đúng là cái thời gian nó vất vả thật, nhưng mà đáng.

nghề bảo hiểm và định kiến
“Có những cái mình không nên toan tính quá lâu mà cứ đi theo những cái mình thích, mình đam mê. Và đúng là cái thời gian nó vất vả thật, nhưng mà đáng.” - Anh Phạm Chí Linh, Prudential Việt Nam

Tiếp lời anh Linh, chị Hoàng Anh từ AIA Vietnam đùa rằng “Chị tốn cả một cái thanh xuân để bước vào nghề nhân sự, và nguyên cả một cái thanh xuân học nhạc viện khi thấy tụi bạn lên như gió, còn chị thì cứ vật vờ ý.” Nó chính lại là xâu chuỗi của câu chuyện chị từ bỏ mức lương 2000$ để chọn 4 triệu nhưng lại được thỏa đam mê.

Đúng, phải cho mình mình thử thì mình mới biết là mình thích cái gì. Vàng thử lửa, phải thử mới biết mình “lì” đến đâu. Người ta nói quan trọng có thể là đích đến, cũng có thể là đường đi. Chị Hoàng Anh bảo “Có người lấy đường người ta đi làm thú vui, thích hái bông hoa thì người ta hái, thích bắt con bướm người ta bắt. Còn chị thì nghĩ mình phải biết mình muốn cái gì, để trên con đường đó mình định vị là mình bắt bướm hay mình hái hoa để cái rổ của mình đến nơi nó đẹp.”

“Cho nên làm gì thì làm, cũng phải có cái goal nhất định trong đầu của mình. Một năm nữa ra trường, cái goal của tôi như thế kia, tôi chỉ cần lấy hết kinh nghiệm trong mình, thế là đủ. Hoặc là tôi sẽ thử intern và làm “đẹp nhất” intern đó để đến khi nào có chỗ trống, thì chỗ đó là của tôi. Hoặc là tôi thử MT để bước ra được nước ngoài, thi đậu thì thôi, hoặc không đậu cũng được, tôi thi với tụi nó là được”. Cái đó là goal, nếu có nó thì mình đã thành công bước đầu rồi. Còn nếu chưa, thì đoạn đường còn dài đó.

#NETWORKING: “Lựa” nghề, “săn” mối quan hệ

Anh Thắng tâm sự, mối quan hệ chỉ cần là bạn biết người ta là ai, và khi bạn gọi điện thoại và người ta sẵn sàng bắt máy để bắt đầu câu chuyện với bạn. Các bạn trẻ giờ có lợi thế hơn anh chị bây giờ, có khá nhiều mối quan hệ trong các CLB chẳng hạn. Nhưng quan trọng là giữ mối quan hệ và các bạn nuôi quan hệ như thế nào.

Chị Hoàng Anh trải lòng khi nhớ lại thời điểm khi chân ước chân ráo bước vào ngành nhân sự. Chị bộc bạch “6 tháng đầu tiên, mà nếu chị không kiếm được hợp đồng nhân sự nào thì phải nghỉ việc luôn, và 6 tháng đó chị phát khóc. Nhưng rồi chị học một bài học về mối quan hệ thế này. “Mối quan hệ không phải là COCC (con ông cháu cha) nghen, mà là chị lập ra một file excel, rồi đi event nào chị cũng sẽ take note lại”.

“Ví dụ hôm nay chị tham gia sự kiện này của AIESEC, chị gặp anh Phạm Chí Linh của Prudential Vietnam, anh ấy kể câu chuyện về làm ngân hàng và thường chuẩn bị cho những chương trình MT”. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, đó là cách chị làm. “Một ngày nào đó em nhìn lại cái sổ tay và nhận ra em đã gặp bao nhiêu người, nhưng đòi hỏi em phải chăm chỉ và chăm chú vào điều đó, vì mối quan hệ đều cần phải nuôi dưỡng.”

nghề bảo hiểm talkshow make it right
Chủ đề “Swipe On Insurance” đã hé lộ những câu chuyện trong ngành bảo hiểm, một ngành nghề có thể đã mang nhiều mặc định hiển nhiên.

People Make It Right, với format talk show, là không gian cho các diễn giả chia sẻ câu chuyện nên duyên với nghề của người trong ngành mà khi chính họ đã không ngờ trước khi ở độ tuổi của bạn. Chủ đề “Swipe On Insurance” đã hé lộ những câu chuyện trong ngành bảo hiểm, một ngành nghề có thể đã mang nhiều mặc định hiển nhiên.

Talkshow được tổ chức vào 31/08/21 vừa qua bởi AIESEC in Vietnam, và đồng hành bởi Prudential Việt NamAIA Việt Nam.

Duy Nguyễn, Thế Anh (AIESEC in Vietnam)