Chuyện AIESEC
April 12, 2024

“Bóc tag” nghề bảo hiểm: Phần trăm sự thật trong định kiến nghề (Phần 1)

The Anh, Duy Nguyen

Liệu nghề bảo hiểm có phải là đi sales trắng trợn như nhiều người nghĩ? Bao nhiêu phần trăm sự thật trong một ngành vốn dĩ có thể đã mang nhiều mặc định hiển nhiên? Talkshow "People make it right"những câu chuyện người thật việc thật trong ngành bảo hiểm.

Duy Nguyễn, Thế Anh - 15:00 13/09/21.

Các bạn có thể xem lại ở đây.

nghề bảo hiểm và sự thật
"Bóc tag" nghề bảo hiểm.

Các nhân vật phỏng vấn (trong ảnh từ trái sang):

  • Chị Nguyễn Hoàng Anh - Head of Organization Development & Talent Management - AIA Việt Nam
  • Anh Lâm Vũ Thắng - Head of Premier Advisory (Nest & Exchange South) - AIA Việt Nam
  • Anh Phạm Chí Linh - Head of Bancassurance - Prudential Việt Nam
  • Chị Nguyễn Thu Giang - Head of Strategic Business HR - Prudential Việt Nam

#DEFINITION: Nghề bảo hiểm không chỉ có sales

Anh Thắng từ AIA Việt Nam muốn định nghĩa lại ngành bảo hiểm: “Thực ra nghề bảo hiểm là một định chế tài chính, tức là những công ty hay tổ chức mà có khả năng huy động vốn, sử dụng tiền đó để mua bán trái phiếu, cổ phiếu hoặc là bảo lãnh tài chính.

Các phòng ban được chia ra làm front line và back office. Thường các back office của các định chế tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, hay chứng khoán đều tương tự như nhau và có các phòng ban như kế toán, kiểm toán, định phí,... Vì giống nhau là thế nên sự ổn định cũng tương tự nhau.

Tuy nhiên khía cạnh các bạn đang nhìn chủ yếu đến từ front line là sales trong bảo hiểm. Với anh, sales không chỉ có trong bảo hiểm mà nhiều ngành khác cũng có. Với đặc tính của sales, thu nhập không dựa trên lương cứng nhiều mà dựa trên doanh số tạo ra, dựa trên khả năng của mình.

Anh Linh từ Prudential Việt Nam cũng đồng ý rằng khi nói đến ngành bảo hiểm, mọi người thường chỉ đến nói nghề sales nên mới cho rằng là bấp bênh. Tuy nhiên không bất ngờ vì số lượng người làm front line trong bảo hiểm hay ngân hàng đều nhiều hơn back office rất nhiều.

Nhưng những bộ phận khác, chẳng hạn như phát triển Nhân sự, hay team của anh có những bạn rất sáng tạo chuyên đi làm những event cho công ty và đối tác, những phòng ban riêng về digital innovation, internal training, định phí (actuary).

nghề bảo hiểm và định kiến
“Những bộ phận khác, chẳng hạn như phát triển Nhân sự, hay team của anh có những bạn rất sáng tạo.” - Anh Phạm Chí Linh, Prudential Việt Nam.

Thú vị hơn, chị Hoàng Anh cho rằng tỉ lệ đào thải ở nghề sales thật ra là ở ngành nào cũng cao. Nếu bản thân không cố gắng, trước sau gì cũng sẽ không phát triển được. Dù nghĩ thế nhưng bản chất chị vẫn phải quay về cố gắng, vì nếu bản thân chị không vượt qua được cái ngưỡng của bản thân mình thì chắc chắn chị cũng bị đào thải. Vì thế không nên đổ oan cho ngành bảo hiểm nữa.

#POTENTIAL: “Mình đi tới một ngành nào đó mà mình là người đặt viên gạch đầu tiên”

AIA Việt Nam
“Những người xây nền móng đầu tiên sẽ là những người thành công nhất, được ghi nhớ nhất.” - Anh Lâm Vũ Thắng, AIA Việt Nam.

Anh Thắng cho rằng với một thị trường cận biên như Việt Nam, số lượng người có bảo hiểm chỉ khoảng 10% so với 50-70% ở các nước phương Tây. Theo xu hướng hiện nay, ngành đang có tỉ lệ tăng trưởng khoảng 25%/năm.

Khác với ngành ngân hàng, vốn dĩ đã khá bão hòa thì bước qua bảo hiểm là một khung trời mới mở ra rất nhiều thứ vì vẫn một cái ngành mới có 25 tuổi đời, khá non trẻ.

Anh nói rằng “Mình đi tới một ngành nào đó mà mình là người đặt viên gạch đầu tiên. Đến lúc ngôi nhà được hoàn thiện, thì mình - những người xây nền móng đầu tiên sẽ là những người thành công nhất, được ghi nhớ nhất".

#GROWTH: Nghề bảo hiểm phát triển cần từ thực chất, không phải từ địa vị

Nói về mặt phát triển (growth), chị Hoàng Anh đến từ AIA Việt Nam cho rằng không chỉ là về mặt thăng chức, mà còn là thực chất bên trong, trong đó có 3 thứ cạnh tranh mà bản thân chị đã “kinh” qua nhiều ngành khác như Hospitality, Giáo dục, Pharmacy, FMCG,... không có được như ngành bảo hiểm:

  1. Phát triển về communication. Vì nghề bảo hiểm là ngành vô hình, không như cách ngành khác là hữu hình. Làm thế nào để mình biến một ngành vô hình thành một sản phẩm có thể tưởng tượng được giá trị để người ta có thể mua, là cần có kỹ năng communication rất đỉnh.
  2. Phát triển về kiến thức. Chị thấy ít công ty nào đầu tư nhiều về mặt kiến thức nhiều như bảo hiểm, bởi vì nếu mình không có kiến thức trọn vẹn thì làm sao có thể gây ảnh hưởng người khác?
  3. Thần thái. Nếu muốn gây ảnh hưởng đến ai đó, mà mình bước ra sàn không ai lắng nghe thì chắc không phải là ngành này. Cái thần thái đó, làm một hồi lâu, em sẽ nhận được.
AIA Việt Nam và AIESEC
“Thành công không chỉ là gặt hái được nhiều ở bề mặt, mà còn là những phẩm chất bên trong nữa.” - Chị Nguyễn Hoàng Anh, AIA Việt Nam.

#MOTIVATION: Cần con mắt bao dung của người trong nghề

Anh Linh trước khi đến với Prudential Vietnam cũng làm 9 năm ở ngành ngân hàng, nhưng khi sang bảo hiểm vẫn thấy nhiều thứ mới lạ. Quả thực đúng là một ngành của con người, dần dần anh cần tìm hiểu thêm về các loại bệnh tật, các bệnh ung thư hay là căn bệnh dễ mắc. Trong những buổi chi trả quyền lợi bảo hiểm, anh nhận ra người ở lại thì tiền không mang nhiều ý nghĩa đến thế, mà giá trị nhân văn bắt nguồn từ động lực sau những câu chuyện riêng của họ.

Chị Giang đến từ Prudential Việt Nam cũng tin rằng ngành phi vật chất như bảo hiểm cần lấy con người làm trung tâm, từ phát triển một người này sẽ tạo ra niềm tin và ảnh hưởng đến người khác. Vì thế, nếu em có sự đồng cảm với con người thì có thể theo đuổi ngành này. Vì cuối cùng, điều em gặt hái được chính là tính nhân văn.

nghề bảo hiểm và phần trăm sự thật
“Nếu em có sự đồng cảm với con người thì có thể theo đuổi ngành này. Vì cuối cùng, điều em gặt hái được chính là tính nhân văn.” - Chị Nguyễn Thu Giang, Prudential Việt Nam.

Nãy giờ nói về màu hồng khá nhiều, anh Thắng cũng không ngại nói về mặt xám: “Bạn gặp được nhiều người. Bạn được nói chuyện, được học hỏi nhưng sự phức tạp nhất đối với anh cũng chính là con người. Bạn có thể gặp người dễ thương nhưng cũng có thể gặp những khách hàng cực kỳ khó tính”.

Sự kiện People make it right
People Make It Right, với format talk show, là không gian cho các diễn giả chia sẻ câu chuyện nên duyên với nghề của người trong ngành.

People Make It Right, với format talk show, là không gian cho các diễn giả chia sẻ câu chuyện nên duyên với nghề của người trong ngành mà khi chính họ đã không ngờ trước khi ở độ tuổi của bạn. Chủ đề “Swipe On Insurance” đã hé lộ những câu chuyện trong ngành bảo hiểm, một ngành nghề có thể đã mang nhiều mặc định hiển nhiên.

Talkshow được tổ chức vào 31/08/21 vừa qua bởi AIESEC in Vietnam, và đồng hành bởi Prudential Việt NamAIA Việt Nam.

Cùng đón chờ phần 2 của "Bóc tag" nghề bảo hiểm - Chuyện "sắm" nghề, tại trang Tin Tức của website aiesec.vn nhé.

Duy Nguyễn, Thế Anh (AIESEC in Vietnam)